Search by category:

Trẻ bị ngạt mũi nên dùng thuốc gì là an toàn nhất?

Cảm giác nghẹt mũi, khó thở thường làm các bé khó chịu. Điều này khiến cho các mẹ rất lo lắng và không thể ngồi yên nên nhiều mẹ nghĩ đến việc dùng thuốc cho bé. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng phù hợp để dùng cho các bé đâu mẹ ơi. Vậy trẻ bị ngạt mũi dùng thuốc gì là an toàn nhất?

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi

– Thời tiết lạnh, mưa nắng thất thường, hệ miễn dịch của trẻ yếu nên trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm là chuyện thường gặp. Các chứng bệnh thông thường này khiến trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, ho,…

– Bé có thể bị dị ứng như bụi nhà, phấn hoa, lông thú vật, thức ăn bị dị ứng cũng có biểu hiện ngạt mũi, sổ mũi gây nên khó thở. Đặc biệt, những bé bị dị ứng nặng, khó thở không đơn thuần chỉ do ngạt mũi mà còn có thể do co thắt các cơ của đường hô hấp, biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em. Khi đó, mẹ cần đưa bé gặp bác sĩ ngay để tránh xảy ra hiệu quả đáng tiếc.

Trẻ bị ngạt mũi thông thường là do sức đề kháng yếu dễ bị cảm lạnh hay dị ứng với khói bụi, lông thú vật,…

– Mắc dị vật trong mũi cũng là một nguyên nhân khiến mũi bé bị ngạt mà mẹ cần hết sức cẩn thận.

Trẻ bị ngạt mũi nên uống thuốc gì?

– Trước hết, các mẹ cần lưu ý rằng, trẻ dưới 3 tháng tuổi tuyệt đối không dùng bất kỳ loại thuốc chữa ngạt mũi nào bởi cơ thể bé vẫn chưa thích nghi được với các dụng phụ của thuốc nên có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

– Không nên tự ý mua thuốc uống cho trẻ mà nên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc kháng sinh mà mẹ có thể dùng.

– Mẹ có thể sử dụng các loại siro để làm giảm triệu chứng ngạt mũi, giúp bé dễ chịu hơn. Đa số các loại siro đều có vị ngọt dịu, dạng nước nên vừa tiện lợi cho mẹ vừa hiệu quả cho bé. Để đảm bảo an toàn, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại siro mẹ định cho bé sử dụng.

  • Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ: Mẹ đã thực hiện đúng cách chưa?

  • 6 cách trị dứt điểm tình trạng ngạt mũi về đêm cho bé giấc ngủ ngon


Thay vì dùng thuốc, mẹ có thể sử dụng những cách sau để chữa ngạt mũi cho trẻ

Làm thông thoáng mũi bằng việc hút và nhỏ mũi cho trẻ

Đầu tiên, mẹ cần nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% vào để làm loãng dịch đờm đồng thời massage nhẹ nhàng 2 bên mũi bé, không nên để vòi phun quá sâu. Sau đó, đợi khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra.

Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Mẹ nhớ rửa lại dụng cụ hút mũi bằng nước sạch nhiều lần sau khi hút mũi xong để đảm bảo vệ sinh nhé!

Điều đầu tiên bố mẹ cần làm khi trẻ bị nghẹt mũi là làm thông thoáng đường thở bằng việc nhỏ nước muối sinh lý và hút dịch mũi

Tắm nước ấm

Một trong những cách đơn giản giúp trẻ giảm tình trạng ngạt mũi là tắm nước ấm cho bé để cảm thấy thư thái hơn. Đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể cho pha 2 – 3 giọt tinh dầu oải hương, dầu bạc hà vào nước tắm cho bé. Khi bé được hít thở trong hơi nước nóng sẽ làm lỏng dịch đờm trong mũi họng, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.

Cho bé uống trà gừng loãng

Gừng có vị cay nồng cũng giúp bé thông mũi dễ dàng hơn. Vì thế, mẹ có thể cho bé uống một chút trà gừng loãng để giảm triệu chứng. Nếu bé đã hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm một ít mật ong để giúp bé ngon miệng hơn.

Nằm cao đầu khi ngủ

Tư thế nằm cao đầu giúp các dịch mũi không chảy ngược vào trong được. Từ đó, bé sẽ thấy mũi thông thoáng và dễ chịu hơn. Mẹ có thể đặt thêm một chiếc gối nhỏ hay cuộn một chiếc khăn cho bé nằm. Mẹ nhớ chèn khăn chắc chắn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống.

Conlatatca.vn

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn conlatatca.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | conlatatca.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status