Search by category:

Chế độ dinh dưỡng “chuẩn không cần chỉnh” cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần có một chế độ chăm sóc cũng như chế độ ăn uống đặc biệt để bé sớm đạt được cân nặng chuẩn. Các bậc phụ huynh cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này, bởi kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp bố mẹ có những phương pháp tốt nhất áp dụng cho bé nhà mình.

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Những trẻ bị suy dinh dưỡng từ lúc còn nằm trong bụng mẹ thường sẽ phải chịu việc thiếu oxy trong lúc sinh. Do đó, nguy cơ suy thai và sinh ngạt sẽ rất lớn nên cần có phương tiện để chuẩn bị hồi sức tốt cho trẻ tại phòng sinh. Khi trẻ được sinh ra thì cần tiến hành các việc sau:

– Cần chống nhiễm khuẩn, điều trị viêm phổi bẩm sinh nếu có.

– Theo dõi và điều trị nếu trẻ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết trong 3 ngày đầu sau sinh.

– Nuôi trẻ bằng sữa mẹ.

– Cung cấp thêm calo, protein, sinh tố qua đường tiêm truyền tĩnh mạch.

– Cung cấp oxy cho trẻ suy dinh dưỡng: Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng giai đoạn này là bé cần được cung cấp oxy để giảm nguy cơ thiếu oxy, tuy nhiên cũng phải được cân bằng vừa phải, tránh nguy cơ của tăng oxy máu ảnh hưởng tới mắt và phổi.

Ngay từ lúc mang bầu, các mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm giúp trẻ phát triển tốt, tránh tình trạng bé bị suy dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng sau khi chào đời

Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ

– Mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Cho trẻ ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong, nên đun lại nếu để quá 3 giờ.

Tránh xa những thực phẩm nhiễm bẩn vì đây chính là nguồn gây các loại bệnh khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn,… Các dụng cụ chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng được hiệu quả nhất.

– Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ bị suy dinh dưỡng

– Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch, giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa, tránh bị nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.

– Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh bị sâu răng ,viêm lợi.

– Giữ tay sạch sẽ: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán và bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

  • Top 5 loại sữa bột dành cho trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, nhẹ cân

  • Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi mẹ cần “dè chừng”

Vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ

  • Đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ.
  • Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo.
  • Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ.
  • Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.

Chăm sóc khi trẻ suy dinh dưỡng bị bệnh

Trẻ bình thường bị bệnh đã rất vất vả thì trẻ suy dinh dưỡng bị bệnh sẽ càng vất vả hơn trong việc chăm sóc bởi thể trạng của trẻ yếu, đặc biệt khi trẻ bị bệnh về đường hô hấp và tiêu chảy. Ngoài việc điều trị bằng thuốc mẹ cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục.

Chăm sóc tâm lý cho trẻ

Khi bị suy dinh dưỡng, các trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, mặc cảm với bạn bè. Vì thế mẹ nên tạo cho bé tâm lý thoải mái, khích lệ trẻ ráng ăn uống để trị bệnh.

Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của bé

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp mẹ chăm sóc bé một cách tốt nhất và góp phần giúp trẻ thoái khỏi tình trạng thiếu cân. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.

– Đối với trẻ 1 – 2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày.

– Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác thì mẹ cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho bé ăn thêm hoa quả chín để cung cấp thêm sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

– Nên cho 1 ít dầu mỡ khuấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng cường chất béo trong bữa ăn của trẻ.

– Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

– Không nên cho trẻ ăn quá no hay để bé quá đói sẽ làm ảnh hưởng đế giờ giấc ăn uống của trẻ.

– Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất đó là tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ.

– Không nên ép bé ăn nếu bé không muốn. Mẹ nên chờ một thời gian rồi động viên bé ăn tiếp.

Conlatatca.vn

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn conlatatca.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | conlatatca.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status