Search by category:

Trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và những hậu quả khó lường

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nếu không được can thiệp và chăm sóc kịp thời sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu tâm về vấn đề này nhé.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ tử vong cao

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, 54% trẻ suy bị dinh dưỡng dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển đã tử vong do thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.

Nguyên nhân là trẻ bị suy dinh dưỡng không có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết phục vụ cho nhu cầu thường ngày nên cơ thể mệt mỏi, gầy gò, dễ mắc các bệnh khác và từ đó tỷ lệ tử vong cao.

Chậm phát triển thể chất

Việc bị thiếu hụt chất dinh dưỡng làm cho tất cả các cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương. Điều này làm ảnh hưởng đến tầm vóc và thể lực của bé. Suy dinh dưỡng đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ mắc phải trong giai đoạn bào thai và khi trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Lúc này, bệnh sẽ khó điều trị và dễ gây nên hậu quả nặng nề hơn.

Trẻ bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi có nhiều nguy cơ đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng như chậm phát triển trí tuệ và thể chất,…

Chậm phát triển về tinh thần

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều chất cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như trí não và trí tuệ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Việc thiếu những chất này khiến cho trẻ khó tiếp thu các vấn đề hàng ngày, sự phát triển ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng. Do đó, trẻ thường chậm chạp, lờ đờ trong việc giao tiếp xã hội, việc học hỏi, tiếp thu cũng không được như trẻ bình thường.

Trẻ dễ mắc bệnh

Do không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến cơ thể suy nhược. Và đây chính là điều kiện thuận lợi để các bệnh thường gặp ở trẻ kéo dài như các bệnh về nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Khi bệnh kéo dài, trẻ lại ăn uống kém và vì vậy suy dinh dưỡng càng trở nên nặng nề hơn.

  • Mẹ biết gì về trẻ bị suy dinh dưỡng thể béo phì?

  • Chế độ dinh dưỡng “chuẩn không cần chỉnh” chuyên trị trẻ bị suy dinh dưỡng

Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi

Để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ trong thời gian ăn bổ sung cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ ăn thêm 2 – 3 bữa phụ 1 ngày với các loại thực phẩm như hoa quả chín và nước trái cây để tăng cường vitamin và chất khoáng giúp trẻ phát triển toàn diện.

Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trong bữa ăn hàng ngày mẹ cần tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D3 và Mk7 giúp phát triển và bảo vệ xương, tránh tình trạng trẻ bị còi xương, thiếu chất. Bên cạnh đó, trẻ dưới 5 tuổi thường mắc các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Các bậc phụ huynh cần chăm sóc trẻ để hết triệt để bệnh, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ cũng cần bổ sung cho bé dưỡng chất Immune Alpha, chất xơ hòa tan để giúp tăng sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt.

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng

Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng thì việc chăm sóc sức khỏe như tiêm phòng cho trẻ, vệ sinh nhà cửa, nguồn nước, vật dụng sinh hoạt sạch sẽ cũng giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Một điều quan trọng nữa để phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ một cách tốt nhất đó chính là phòng ngừa ngay từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần ăn uống bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ. Trẻ sau sinh cần cho bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu, và bú hoàn toàn 6 tháng đầu. Mẹ nhớ tẩy giun định kỳ cho trẻ và thực hiện vệ sinh tay chân trước và sau khi ăn. Ngoài việc chăm sóc về dinh dưỡng, mẹ cần tạo cho trẻ một tinh thần vui chơi thoải mái, vui vẻ để giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Conlatatca.vn

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn conlatatca.vn.
Copyright © 2023 - 2024 | conlatatca.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status