Một số mẹ bầu đã được bác sĩ thông báo thai nhi quay đầu sớm vào giữa thai kỳ, điều này khiến cho không ít chị em hoang mang rằng liệu đây có phải là dấu hiệu của việc sinh sớm hay bé sẽ thay đổi ngôi thai một lần nữa? Cùng Conlatatca.vn tìm hiểu nhé.
Khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28, còn 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm và trễ hơn.
Một vài trường hợp bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5, việc này không có gì đáng lo ngại và hầu hết các bé sẽ giữ ngôi thai này cho đến lúc sinh. Tuy nhiên, các mẹ bầu có bé quay đầu sớm thì nên tránh vận động nhiều nếu không bé có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.
Đa số các trường hợp, bé đã bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28
Đó là ngôi thai đầu, đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé dể dàng “chui ra” hơn. Đồng thời, trong quá trình theo dõi sinh, bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá được liệu phần đầu có thoát ra dễ dàng hay không, từ đó có quyết định sớm nên sinh thường hay sinh mổ. Và các mẹ cũng nên yên tâm vì khoảng 90% các ca sinh nở đều ở ngôi thai thuận.
Tuy nhiên, một số thai nhi dù đã quay đầu, nhưng mặt lại quay về bụng mẹ, đây gọi là ngôi sau. Ở vị trí này, quá trình vượt cạn sẽ gặp những rắc rối sau:
Trước đây, các bác sĩ thường can thiệp bằng cách dùng tay tác động lực lên thành bụng để xoay thai về ngôi thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hiện nay thủ thuật này ít được sử dụng vì có thể gây nguy cơ vỡ tử cung, nhau tróc sớm, suy thai cấp, sa dây rốn, vỡ ối, không an toàn cho cả mẹ và bé. Đồng thời, ở những mẹ sinh con thứ, sau khi xoay thai nhi thường sẽ quay lại như cũ do cơ tử cung mềm nhão.
Mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản sau đây để bé có thể tìm được vị trí thích nhất để đi vào đường sanh của mẹ.