Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh viêm đường hô hấp dưới rất hay gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa do siêu vi trùng gây ra. Đây là căn bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp những biến chứng về sau. Để có phương pháp điều trị đúng đắn cho bé yêu của mình, bố mẹ cần nắm rõ về căn bệnh này.
Viêm phế quản là một dạng viêm đường hô hấp cấp tính bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản cấp.
Bệnh viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đa số trường hợp trẻ sẽ tự khỏi bệnh mà không để lại biến chứng gì cả. Tuy nhiên, những bé bị viêm tiểu phế quản nặng sẽ phải nhập viện và cần sự hỗ trợ của máy thở và điều trị bằng thuốc kháng virus.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em do siêu vi trùng xâm nhập vào phế quản gây nên. Bé bị viêm tiểu phế quản thường kèm theo ho và sổ mũi nặng. Trường hợp khác trẻ bị khó thở hoặc thở khò khè do siêu vi trùng làm các phế quản sưng phù, tiết dịch gây ra tắc nghẽn bởi dịch tiết phế quản. Trường hợp nghiêm trọng hơn là trẻ bị thiếu oxy và phải cần đến máy thở.
Bệnh viêm phế quản là bệnh thường gặp vào mùa lạnh, mùa mưa và có thể gây biến chứng cho trẻ nếu không điều trị kịp thời
– Viêm tiểu phế quản làm bé bị ho và sổ mũi nhiều, bố mẹ nên lau nước mũi cho bé thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm vệ sinh bên trong mũi cho bé.
– Giữ ấm cơ thể cho bé khi trời trở lạnh. Khi ra ngoài nên tránh những nơi khói bụi, thuốc lá,…
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để cho bé một môi trường trong lành cũng giúp hạn chế mắc bệnh viêm tiểu phế quản.
Trẻ bị viêm phế quản phổi do bị nhiễm không khí lạnh, do thời tiết thay đổi hoặc sống trong môi trường không khí ô nhiễm. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng sang suy hô hấp, bệnh tiến triển nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong.
Có nhiều nguyên nhân làm cho bé bị viêm phế quản phổi như từ virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn có sẵn trong mũi và họng của bé do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Ngoài ra vi khuẩn có thể xâm nhập theo đường máu và cộng hưởng với tác nhân của môi trường xung quanh như khói bụi làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.
Những trẻ có sức đề kháng tốt thì chỉ bị tổn thương một phần thùy phổi, còn những trẻ có sức đề kháng yếu như trẻ sinh non, suy dinh dưỡng sẽ làm tổn thương lan tỏa và bệnh có thể nặng hơn.
Bệnh viêm phế quản phổi chia làm 2 giai đoạn
– Giai đoạn 1: là giai đoạn khởi phát, trẻ sốt nhẹ, ho khan, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và hay quấy khóc. Nếu không điều trị lúc này các triệu chứng này sẽ nặng hơn như sốt cao hơn, khó thở hơn và phải thở bằng miệng, tím tái và các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác. Đây chính là những dấu hiệu bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2.
– Giai đoạn 2: bệnh đã chuyển sang thời kỳ nguy hiểm. Trẻ sốt cao hơn từ 38 – 40 độ. Toàn thân mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, chảy nhiều mồ hôi; bỏ ăn, bỏ bú và quấy khóc. Đồng thời kèm theo các triệu chứng về bệnh hô hấp:
Trẻ bị viêm phế quản phổi thường có biểu hiện ho nhiều và co thắt
Bố mẹ cần chú ý theo dõi bé và khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm này cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được chụp x-quang, xét nghiệm máu, vi khuẩn, virus để xác định đúng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị.
Thời điểm mùa đông xuân là lúc trẻ dễ mắc bệnh nhất. Biểu hiện viêm phế quản cấp ở trẻ em là xuất hiện phù nề niêm mạc tiểu phế quản, xuất tiết lan rộng làm tắc hẹp đường thở gây khó thở, tím tái. Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị tích cực sẽ biến chứng sang suy hô hấp dẫn đến tử vong. Một số biểu hiện bệnh đã trở nặng mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện ngay là:
Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, trẻ có sức đề kháng kém, trẻ bị bệnh tim phổi mãn tính và trẻ thường tiếp xúc với các loại khói bụi.
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm phổi tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn
Để phòng bệnh viêm phế quản cấp cho trẻ mẹ nên nhớ những điều sau:
– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt về mùa đông, khi thay đổi thời tiết.
– Giữ cho môi trường sống của trẻ được thông thoáng, tránh ẩm thấp và không có gió lùa. Thường xuyên vệ sinh nơi ở tránh bụi bẩn và khói thuốc.
– Cách ly trẻ khi người thân trong nhà bị các bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm khuẩn.
– Khi trẻ có một trong những dấu hiệu như tím tái, ngừng thở, thở khò khè, nhịp thở nhanh bất thường và đôi lúc phải thở bằng miệng,… bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Hy vọng rằng, bố mẹ sẽ áp dụng triệt để những phương pháp phòng chống bệnh viêm phế quản, để đảm bảo cho trẻ được phát triển khỏe mạnh.